Guitar cũng giống như những loại
nhạc cụ khác, cũng cần được bảo dưỡng và có một chế độ “chăm sóc” riêng để bảo
đảm được chất lượng của cây đàn. Guitar đắt hay rẻ tiền cũng không quan trọng,
nếu rơi vào tay một người chủ cẩu thả, vô tâm thì ngay cả loại guitar đắt nhất
cũng khó lòng mà “sống sót” được.
Các vết nứt là lỗi phổ biến nhất,
nếu bạn chơi đàn lâu năm bạn sẽ khá dễ dàng “khám” cho guitar bằng âm thanh do
nó tạo ra. Nhưng đối với người mới bắt đầu thì là một việc có vẻ khó. Vì thế,
“phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để đến khi cây guitar không thể cứu vãn được nữa
mới tìm cách “chữa” cho nó thì cũng quá muộn rồi. Sau đây là 4 cách bảo quản
cây guitar yêu quý của bạn!!!
1. Cách đặt và di chuyển đàn:
Thùng đàn được thiết kế rỗng ruột
nên chỉ cần một tác động mạnh cũng có thể gây ra hiện tượng nứt, gãy. Không nên
để guitar chịu một áp lực lớn, có nghĩa là không được để bất cứ vật nặng gì lên
cây đàn cả. Tốt nhất là nếu guitar của bạn có bao đàn thì bạn nên để cây guitar
trong bao khi di chuyển để bảo đảm sự “an toàn” cho đàn. Khi di chuyển tránh những
cú va đập, rơi vỡ.
2. Cách thay và chỉnh dây đàn:
Chỉnh dây là kiến thức cơ bản và
quan trọng mà tất cả những người chơi guitar đều phải tìm hiểu. Mỗi dòng đàn là
một tiêu chuẩn chỉnh dây riêng. Bạn nên mua một cái máy chỉnh dây đàn đối với
những người cảm thụ âm nhạc chưa tốt nên chỉnh dây bằng âm thanh là một điều
khó. Không điều chỉnh dây quá căng và phải luôn nhớ rằng các dây sử dụng và điều
chỉnh không được quá tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi thay dây phải thay từng
dây một, không nên tháo tất cả dây rồi mới lắp vào hết một lần. Cắt dây đàn là
điều cấm kị khi thay dây vì mặt đàn sẽ bị thay đổi lực quá đột ngột. Khi thay
dây chú ý không làm xước mặt đàn.
3. Điều chỉnh độ ẩm:
Đây là một trong những yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến mặt gỗ của guitar. Tùy chất liệu gỗ mà nó sẽ chịu những ảnh
hưởng khác nhau, giãn ra hoặc co vào khi độ ẩm thay đổi nếu không được điều chỉnh.
Tác động lớn đến thiết kế và kết cấu của guitar. Đàn guitar dễ bị hỏng khi độ ẩm
thấp. Vì vậy việc duy trì độ ẩm của guitar bằng các thiết bị xử lý ẩm là điều cần
thiết. Song song với độ ẩm thì luôn là nhiệt độ. Không nên thay đổi nhiệt độ đột
ngột cho đàn. Khi đổi địa điểm và nhiệt độ, bạn nên để guitar trong bao ít nhất
1 giờ. Điều đó giúp guitar thích nghi dần với độ ẩm và nhiệt độ.
4. Vệ sinh cần, phím đàn:
Nên lau cần, phím đàn guitar 2-3
lần/năm. Dùng dầu lau phím và mặt phím hoặc nhỏ vài giọt nước lau để đạt hiệu
quả hơn. Tận dụng những lúc thay dâu để lau qua nhưng không được tháo hết 6 dây
để lau.
Nhạc cụ Vũ Uyên
Đ/C : 349 Trường Chinh, P.14,
Q.Tân Bình, TPHCM