Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Để chọn được cây guitar tốt cần lưu ý những gì?

1/ Kiểm tra xem Đàn Guitar có tốt không bằng cách quan sát:

-         Có vết nứt trên bề mặt gỗ không? .

-         Lỗi ở lớp verni, gỗ?

-         Vết khắc trên thân và cần.

-         Lướt tay dọc theo cần đàn để kiểm tra cạnh cần đàn có sắc hay không.

-         Keo dán ở những mối nối, bên trong đàn

-         Bộ phận giữ dây, lên dây, con ngựa…

-         Thiết kế và màu sắc có phù hợp với bạn?…

2/ Giá cả của đàn Guitar:

-         Yếu tố chính để làm nên giá cả của Guitar là chất liệu gỗ và tay nghề thợ.  Đàn guitar giá rẻ thường làm bằng gỗ dán. Những cây Guitar hàng đầu sẽ được làm từ gỗ cây thường xanh như cây tuyết tùng hoặc vân sam. Loại bình thường được làm bằng một số loại gỗ hồng mộc. Hãy yêu cầu người bán hàng cung cấp cho bạn các thông tin về  loại gỗ.

-        Chọn một chiếc đàn Guitar cho một người mới chơi nhạc là một điều rất quan trọng. Chất lượng của chiếc đàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi nhạc, khả năng nghe đàn, khả năng đánh giá âm thanh của bạn. Nếu bạn chọn một cây đàn rẻ tiền, thường khó để chơi, khó khăn để điều chỉnh, âm thanh không chuẩn xác và có thể nó còn gây tổn thương cho bàn tay của bạn. Nên cảnh giác với những cây đàn Guitar giá quá rẻ.

>> Vì vậy lời khuyên của tôi cho bạn là: chờ đợi cho đến khi bạn đủ khả năng để mua một cây đàn Guitar chất lượng và có thương hiệu. Một cây đàn tốt, giá hơi mắc sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và bảo đảm an toàn cho bàn tay của bạn.

3/  Loại đàn Guitar:

Khi nhìn vào lựa chọn của Guitar , bạn sẽ có 2 sự lựa chọn chính: Classic hoặc Acoustic.

-         Guitar Classic đã có từ hàng trăm năm nay. Nhạc cụ này thường có dây nylon, nhẹ nhàng hơn, giai điệu mượt mà hơn. Thích hợp để chơi fingerstyle.

-         Guitar Acoustic là sự chọn lựa cho những dòng nhạc như: pop, nhạc dân gian, rock và các hình thức chủ đạo khác của âm nhạc. Âm thanh của loại nhạc cụ này thương mạnh mẽ và to hơn so với Guitar Classic .

Hai loại đàn Guitar này rất khác nhau trong âm thanh. Do đó việc chọn lựa chỉ dựa vào sở thích cá nhân. Nếu bạn không chắc chắn về lựa chọn của mình, hãy suy nghĩ về dòng nhạc yêu thích của bạn.

Picture
4/  Hình dạng và kích cỡ đàn Guitar:
Là một người mới bắt đầu, điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy thoải mái với nhạc cụ mà mình lựa chọn. Hãy coi nó như một phần cuộc sống của bạn vì bạn sẽ dành rất nhiều thời gian với cây đàn Guitar của mình.

Mỗi phong cách khác nhau, cơ thể khác nhau sẽ phù hợp với kích cỡ và kiểu dáng loại đàn Guitar:

-         Guitar nhỏ hơn sẽ có xu hướng tập trung hơn trên phạm vi trung và âm cao, người chơi sẽ tìm kiếm được sự yên tĩnh, là chọn lựa tuyệt vời để chơi  fingerstyle.

-         Guitar kích thước trung bình sẽ to hơn và có âm bass nhiều hơn một chút. Nó có xu hướng được thiết kế phù hợp cho tất cả mọi phong cách và cơ thể người chơi.

-         Guitars Dreadnought Acoustic là một bước tiến lớn trong chế tạo nhạc cụ. Nó đang rất được ưa chuộng với phong cách và cơ thể phổ biến nhất.

-        Guitar acoustic jumbo là loại đàn có thiết kế lớn nhất.

Cảnh báo khi chọn mua đàn Guitar:

-         Không nên chọn mua loại Guitar quá rẻ tiền, kiểm tra và nếu thấy bất kì một bộ phận nào quá lỏng so với bình thường thì nên từ bỏ ý định mua cây guitar đó.

-         Nên thử âm của đàn Guitar trước khi mua, nếu bạn nhận thấy có tạp âm thì không nên chọn nó cho âm nhạc của bạn.

-         Luôn nhớ là âm nhạc của bạn phải hợp với loại đàn Guitar mà bạn chọn. Nếu bạn chơi nhạc Blues hoặc pop thì không nên chọn Guitar rock.

-         Không mua một cây đàn Guitar từ một ai đó không thể chơi nó.

-         Hãy thử những chiếc Guitar đắt tiền hơn chiếc Guitar mà bạn định mua. Như thế bạn sẽ so sánh được âm thanh mà mình cần đạt được.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Cách sử dụng máy chỉnh dây đàn

Trước khi chơi đàn guitar bạn đều phải chỉnh dây đàn sao cho đúng. Khi còn chưa chơi tốt thì khả năng thẩm âm của bạn chưa tốt, bạn cần có cái gì đó làm mẫu và máy máy chỉnh dây đàn (Tuner) là thiết bị lấy âm mẫu chuẩn xác nhất, đáng tin nhất.

Cách sử dụng loại máy này như sau:
Kẹp máy lên dây đàn lên đầu cần đàn guitar


- Ấn nhẹ nút Power để bật nguồn, sau khi bật nguồn ấn nhẹ tiếp nút này để chuyển chế độ MIC hoặc CLIP
- Thường sử dụng chế độ CLIP: chế độ này sử dụng màn hình LCD hiển thị kết quả chỉnh dây (nhìn kim và màu sắc). Khi cao độ của một dây là đúng: kim ở vị trí 12h và màn hình chuyển màu từ Đỏ sang Xanh.
Nút Mode trên máy
- Nếu dùng máy để lên dây cho đàn guitar, hãy ấn nút này cho đến khi màn hình LCD của máy hiện chữ G (Guitar); tương tự như vậy là V (Violin), B (Bass) & C (Chromatic)
Nút mũi tên (lên & xuống)
- Ấn nút mũi tên (xuống và lên) để thay đổi tần số tham chiếu (theo ý thích của bạn, nhưng thường để là 440 Hz). Sau đó khi bạn lên dây đàn, máy sẽ căn cứ vào tần số tham chiếu (đã thiết lập) để hiện thị kết quả lấy âm đúng/sai trên màn hình LCD (bằng kim và màu sắc như đã nói ở trên)
Tiến hàng rải lên từng dây đàn guitar, chú ý : lên dây nào thì chỉ rải 1 dây và rải 1 cái để máy cảm âm thanh vừa rung, nếu rải đúng cao độ và chuẩn thì máy lên dây sẽ hiển thị màu xanh như sau:


Còn ngược lại sai cao độ ( cao quá hay thấp quá ) thì máy lên dây sẽ hiển thị màu đỏ như sau :



Trong trường hợp chưa đúng cao độ thì bạn xem dây đàn đàn đang căng quá hay đang trùng. Nếu căng quá bạn nới lỏng khóa dây hoặc trùng quá thì ngược lại. Chú ý là mỗi lần bạn nắm vặn khóa dây 2 vòng sau đó thử lại với tunner! đừng vặn căng quá có thể dẫn đến đứt dây đàn bạn nhé!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Capo và cách sử dụng capo cho đàn guitar

 1/ Capo là gì?
Capo là một dụng cụ được kẹp lên trên cần đàn guitar, với mục đích nâng tông của dây đàn guitar lên một tông khác, tùy thuộc vào giọng hát của người hát.
Capo giống như ngón tay thứ “6″, nó giúp bạn đánh được các hợp âm khó một cách dễ dàng, giúp chuyển tông một bản nhạc mà bạn yêu thích nhanh chóng.
Capo có rất nhiều loại, và tùy thuộc vào đẳng cấp của người chơi đàn mà sẽ có các loại capo khác nhau. Hình ảnh trên là một capo thông dụng nhất, nó có bản to và kẹp được đủ 6 dây đàn guitar.
Có những người đánh guitar chuyên nghiệp, họ thường sử dụng những capo có bản bé hơn, có thể chặn được từ 5 dây trở xuống. Ngoài ra còn có loại capo kẹp dây xen kẽ, tức là kẹp các dây 1 3 5 hoặc 2 4 6 tùy trường hợp.


2/ Cách sử dụng Capo
Thực chất, có thể ví von Capo như một lược đàn có thể dịch chuyển trên cần đàn. Lược đàn là phần nhựa nằm ở đầu cần đàn, nơi mà các dây sau khi được quấn vào các núm vặn sẽ đi vào lược đàn xuống cần đàn.

Capo sẽ có chức năng tương tự như lược đàn này, nó sẽ cố định dây đàn tại vị trí cố định ở các ngăn của đàn guitar. Bâygiờ hãy tưởng tượng, lược đàn là một capo và nơi đặt lược đàn sẽ được tính là ngăn số 0 trên đàn guitar. Như vậy, các hợp âm như C, F, G, …. sẽ được đánh và gọi là “kẹp capo ngăn 0″ (hãy gọi thế để dễ hình dung)
Bây giờ chúng ta thử sử dụng capo, kẹp lên ngăn số 2 chẳng hạn. Hãy chú ý, khi kẹp capo, các bạn nên kẹp vào gần những thanh thép chia cách cung về phía thùng đàn nhé. Càng gần càng tốt để âm thanh được rõ ràng nhất.
Sau khi kẹp capo vào ngăn số 2 như hướng dẫn, chúng ta đã có một lược đàn mới trên đàn guitar. Các hợp âm như C, F, G,…. sẽ được gọi tên là “hợp âm kẹp capo ngăn 2″.
* Sự biến đổi hợp âm khi kẹp Capo
Vì Capo có chức năng thay thế lược đàn của đàn guitar, nên các hợp âm ở lược đàn sẽ biến đổi thành các hợp âm khác khi được kẹp capo lên các ngăn trên cao.


Hình ảnh trên đã gần như cho chúng ta biết hết về sự thay đổi tông khi sử dụng capo đối với từng ngăn. Tuy nhiên, các bạn nên cố gắng luyện tập các hợp âm khó thay vì nhờ tới sự trợ giúp của Capo!

(Sưu tầm)


Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua guitar

Bạn thích guitar, nhưng bạn là người mới bắt đầu. Vậy làm sao để chọn đàn guitar cho phù hợp với mình . Sau đây là một số cách đơn giản để chọn đàn guitar :
1. Nhờ cậy người biết về đàn guitar
Bạn có thể nhờ cậy bạn bè đã từng chơi guitar, hay thầy cô - nơi bạn đang học
2. Chỉ là đam mê, bạn tự học đàn guitar bằng tài liệu, học guitar online
Hãy đọc qua một vài bài báo hay tài liệu về cây đàn guitar. Và lựa giờ yên tĩnh 1 xí để nghe tiếng đàn và để tham khảo đàn 1 cách dễ dàng hơn
Đầu tiên định hướng, nhận diện hình dạng loại đàn ghita mình muốn mua



I - Guitar cổ điển (guitar classic)

- Đàn thường có eo thon, cần đàn ngắn và to bản. Vị trí cần đàn gắn vào thùng đàn là phím 12 (điểm chính giữa của dây đàn).
- Thùng đàn thường có chiều dầy xác định (khoảng 12cm - tính từ mặt phẳng tạo âm đến lưng đàn, không phải chiều dầy của gỗ)
- Tiếng đàn guitar cổ điển thường trầm, ấm.

II - Guitar đệm hát (guitar acoustic)

- Đàn có eo thuôn, cần đàn thường dài và nhỏ hơn, đôi khi có khoét lỗ ở thùng đàn.
- Tiếng đàn guitar đệm hát thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang, phù hợp với đệm hát.


III - Cách chọn đàn

1. Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt nam, nên chọn mặt đàn bằng tuyết tùng (top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nên phù hợp với Việt Nam.
2. Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào (rosewood).
3. Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, không tốt.
4. Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu năm và tốt.
5. Cần đàn bằng gồ mun
6. Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào
7. Vỗ vào thùng đàn, nghe có to không
8. Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếng đàn có kêu to và vang không.
9. Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuông không.
10. Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõ không, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vang lên đâu sất.
11. Đánh các nốt của dây 1,2,3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vang lâu không hay là tịt ngóm.
12. Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe. Hoặc nhờ anh nhân viên gõ thử
13. Nhìn bề ngoài thấy đàn có lớp vecni đẹp, bắt mắt (chỉ tiêu hàng đầu roài , nếu hẹp quá thì dây đàn dễ bị trượt ra ngoài cần đàn khi chơi.
14. Để xem cần có bị cong hay không, ép dây số 6 ở phím 1 và phím 12, nếu dây đàn tiếp xúc hết các phím còn lại là tốt, còn không thì chọn cây khác để tiếp tục
15. Phím đàn :Các phím làm bằng inox, khoảng cách giữa các phím là việc của nhà làm đàn. Nhưng phím không được đóng cao quá, sẽ làm khó vuốt dây và di chuyển, thấp quá dễ làm tiếng đàn rè, bấm kêu thành tiếng khá vất vả. Xem kỹ các đầu phím phía mép đàn, phím phải ngay tầm mép, lòi ra hay thụt vào đều không được

16. Dây đàn không được cao quá so với mặt cần đàn. Thấp quá thì rè tiếng (khắc phục bằng cách nâng miếng xương ở ngựa đàn thấp xuống hoặc cao nên nếu đã lỡ mua đàn rồi).

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

5 lời khuyên của tác giả Lê Thu, dịch giả của quyển Carruli – Methode de Guitare



1. Tự học bao giờ cũng phải theo đúng phương pháp mà sách chỉ dạy.

2. Đừng học vội vàng, đừng thấy dễ mà đọc sơ qua.

3. Đừng cho bài học nào là khó cả.

4. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng ở lời chỉ dẫn để có kết quả tốt đẹp.

5. Phải biết ép mình vào khuôn khổ học tập, lúc nào học lý thuyết, lúc nào thực hành.
Picture
Nếu bạn học đàn với một thầy giáo, bạn sẽ không gặp khó khăn gì đặc biệt, vì thầy giáo sẽ hướng dẫn các bài học và bài tập vào những thời điểm thích hợp, và khi cần sẽ buộc bạn quay lại với những bài đã học khi cảm thấy có những điểm bạn bỏ sót hoặc chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên nếu bạn tự học, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ vừa của một thầy giáo vừa của một học viên.

Trước hết, quan trọng nhất là đừng tìm cách học quá nhanh. Việc bạn có thể đọc được nhanh những bài học không khó không có nghĩa bạn đã sẳn sàng cho những bài khó hơn. Việc tập các bài dễ cho nhuần nhuyễn rất có ích cho bạn khi tập các bài khó về sau. Phải xây dựng một nền tảng căn bản cần thiết. Việc chuyển nhanh qua các bài khó mà không có nền tảng vững chắc sẽ làm cho bạn thất vọng khi gặp khó khăn (điều này luôn xảy ra) và cho rằng mình không có khả năng. Đừng ngại tốn thời gian luyện những bài tập nhiều lần cho đến khi người thầy trong bạn cảm thấy hài lòng về người học viên trong bạn! Một giáo trình không thể tập nhanh hơn trong một khoảng thời gian tối thiểu là hai năm được.

Kế tiếp hãy cực kỳ cẩn thận với các minh hoạ và hướng dẫn về thế tay. Thường thì người thầy phải mất nhiều tháng để chỉnh thế sai của bàn tay, và đây là điểm sai sót hay gặp đối với người tự học. Ngay từ đầu có thể bạn sẽ không quen với những thế này nhưng đó là những thế tay đã được định ra sau hàng thế kỷ kinh nghiệm của nhiều bậc thầy, các thế này tạo cho tay bạn sự khéo léo, thuận tiện và nhanh nhẹn cần thiết. Thế sai của bàn tay ở các bài đầu sẽ tạo khó khăn cho bạn khi học những bài khó hơn, và sẽ rất khó điều chỉnh khi những sai sót ấy trở thành cố tật rồi.

Một điều quan trọng nữa là hãy dành một thời gian cho việc tập đàn mỗi ngày một cách kiên trì. Cũng giống như tập thể dục, bạn sẽ đạt thành công nếu cố gắng tích cực luyện tập đều đặn, thay vì chỉ tập khi nào mình thấy thích.

Người thầy có thể lập đi lập lại một yêu cầu, trong khi sách tự học chỉ đề cập đến các kỹ thuật, bài học, bài tập một lần mà thôi. Bạn phải chịu khó hết sức đọc đi đọc lại những phần quan trọng nhiều lần. Tự học có thể đạt kết quả rất đáng ngạc nhiên, nhưng bạn phải hết sức kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong vai trò vừa là thầy vừa là học viên của mình!

(Chọn lọc và trích từ quyển học đàn guitar solo của Frederick M. Noad)



Nhạc cụ Vũ Uyên - Mua bán đàn guitar giá rẻ - Guitar Acoustic - Guitar classic - Guitar điện

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Học đàn guitar có dễ không?

Việc học đàn Guitar sẽ dễ dàng hơn khi ta có niềm đam mê. Tuy nhiên việc đánh đàn Guitar vẫn có những nguyên tắc khó, đòi hỏi người chơi phải nắm bắt được.

Phương pháp chơi đàn:
Nếu bạn đã biết chơi Guitar, nhưng khả năng trình tấu của bạn chẳng tiến bộ gì mặc dù luyện tập rất chăm chỉ. Lúc này, bạn cần một phương pháp chơi đàn hiệu quả hơn. Có những quy tắc cơ bản mà bạn phải nằm lòng khi trình tấu.
Nhuần nhuyễn: Cần sự chính xác và liên tục.
Chính xác: Không sai, không nhầm một nốt nào, bao gồm cả về âm thanh, xếp ngón và sự biểu cảm.
Liên tục: Từ đầu đến cuối bản nhạc không được vấp váp.
Tự tin: Bạn hãy tin rằng bạn có thể trình diễn cho người khác thưởng thức một cách thoải mái.

Độ tuổi:
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể học đàn guitar, nhưng quan trọng nhất là thái độ và phương pháp học tập của bạn mới là điều quan trọng, thậm chí nó quan trọng hơn cả tài năng âm nhạc và tuổi tác của bạn. Thực tế có nhiều người không có tài năng thiên bẩm về âm nhạc nhưng theo đuổi một giáo trình hợp lý thì còn thành công hơn cả những người có sẵn tài năng.

Kiên nhẫn:
Học guitar không hề khó mà quan trọng là bạn phải có tính kiên nhẫn, ở giai đoạn đầu bạn sẽ thấy đau nhức các đầu ngón tay vì việc bấm phím. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi để vượt qua được giai đoạn đầu thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Đam mê:
Bạn phải có niềm đam mê yêu thích thật sự thì mới có thể theo đuổi đến cùng việc học đàn. Nếu bạn thích những cô nàng hoặc anh chàng gảy lên những ca khúc sâu lắng hay những bản cover tuyệt hảo các ca khúc đình đám thì đương nhiên bạn sẽ có đam mê theo đuổi việc học loại nhạc cụ thú vị này. Biết đâu mai sau bạn sẽ trở thành một tay guitar chuyên nghiệp???


Chia sẻ:
Âm nhạc là chia sẻ, và chơi nhạc là cách đặc biệt để làm thỏa mong ước tự nhiên của bạn là chia sẻ âm nhạc với người khác. Khi bạn đã có quyết tâm chơi guitar thật tốt thì đừng quên liên hệ với các tay guitar khác. Gặp gỡ và giao lưu loại nhạc cụ này thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao kỹ thuật nhanh chóng.

Tóm lại:

Đừng bao giờ mang ý nghĩ học guitar là một việc đơn giản, tất nhiên không phải chỉ nói riêng guitar mà đối với các loại nhạc cụ khác cũng vậy. Phải nhớ, học chơi guitar là học những động tác hoàn toàn xa lạ với bạn trong cuộc sống. Hãy thử thách bản thân bằng cách học nó ngay từ bây giờ. Khi đã làm chủ kĩ thuật, nhớ vị trí và nhấn chính xác các phím thì sự tự tin của bạn cũng ngày một tăng- đó là những dấu hiệu cho biết rằng bạn đã chơi đàn nhuần nhuyễn và hay hơn bạn mong muốn.
(Sưu tầm)

Những vấn đề liên quan đến dây đàn

1 . Kích cỡ dây đàn 
Hiện tại trên thị trường acoustic có 3 loại dây được sử dụng nhiều nhất là :dây cỡ 10 , dây cỡ 11 , và dây cỡ 12 (đơn vị inch )
Kích cỡ dây càng lớn thì lực căng càng lớn . Dây cỡ càng lớn tạo âm lượng lớn , đặc biệt là tăng âm trầm ( hay âm Bass )  , điều đó một phần giải thích tại sao dây đàn bass guitar kích cỡ rất lớn là vậy .
- Dây đàn càng căng thì độ rung của dây càng nhỏ , tránh bị chạm phím khi chơi đàn , tuy nhiên lực bấm tay vào phím đàn khá lớn , đối với những bạn mới tập chơi , sẽ khá khó khăn
Cách xem kích cỡ dây đàn : Thường nhìn vào các bộ dây , các bạn sẽ thấy nó ghi dây số 1 ( Dây mí ) là 0.10 , 0.11 , 0.12 ... ( đơn vị là inch ) Đây chính là kích cỡ của dây đàn .
Classic kích cỡ dây khác acoustic, dây classic thường kích cỡ khá lớn ( do được cấu tạo bởi sợi nilon ) Dây Cỡ 12 inch
Dây Cỡ 12 inch
Dây cỡ 11 inch
Dây cỡ 11 inch


2 . Thay dây sắt vào dây nilon và ngược lại

Nếu muốn bạn có thể thay được chúng với nhau , tuy nhiên không nên làm vậy
a. Ảnh hưởng tới cấu trúc đàn :
  Lực căng dây của mỗi loại dây khác nhau, đối với dây kim loại , lực căng lớn hơn nhiều so với dây nilon , nó dễ làm phá vỡ  bề mặt của đàn , gây cong vênh mặt đàn , cong cần ( điều này ít ra với trường hợp lắp dây nilon vào đànacoustic )
Để xử lý vấn đề này , cách duy nhất là khi căng dây đàn ,  căng thấp dây so với  dây chuẩn , nhằm giữ sự ổn định cho đàn .
Dây nilon nếu lắp vào đàn acoustic thì tương đối khó khăn và phải điều chỉnh lại lược đàn với ngựa đàn sao cho khoảng cách giữa dây và phím phù hợp , tránh bị chạm phím
Dây nilon mềm và sợi to , lắp vào acoustic là đàn cần nhỏ, khá khó bấm vìdây mềm , co giãn lỡn , khi chơi rất dễ chạm tay vào dây khác
b ) Ảnh hưởng tới tiếng đàn :
Một cây đàn tiếng hay hay không nằm ở phần lớn kỹ thuật đóng đàn , đặc biệt nhất chính là cấu tạo nan đàn dưới mặt trc , mỗi cấu trúc nan cho một đặc trưng về âm thanh riêng , việc lắp dây như vậy thường làm mất đi đặc trưng về âm thanh của mỗi loại đàn .
Nan đàn guitar ở mặt trước
Nan đàn guitar ở mặt trước
Cấu trúc nan phía trước mặt đàn quyết định tiếng trầm ( bass) hay tiếng cao (treble ) ở các vị trí dây đàn
Đàn Classic tiếng thiên về âm trầm ( âm bass ) , khi lắp dây kim loại vào ,tiếng bass sẽ khá lớn , tiếng treble khá đanh thép , âm lượng chung tăng nhiều
Đàn Acoustic thiên về âm cao ( treble ) , khi lắp dây nilon , âm treble giảm đáng kể , âm bass khá nhỏ , âm lượng chung giảm nhiều
Có một trường hợp cũng khá hay là người chơi đàn tay trái mua đàn bình thường rồi lắp ngược dây , cách này cũng có thể được , tuy nhiên về tiếng đàn sẽ bị đảo lộn , vì cấu trúc không đối xứng của các nan đàn dưới mặt đàn , khi đó âm treble thì tiếng trầm nhiều , âm bass thì pha lẫn tiếng treble

3. Bảo quản dây đàn

-Hạn chế chơi đàn ra mồ hôi tay , hoặc lau tay khô trước khi chơi đàn , vì chất muối trong mồ hôi tay dễ bào mòn và gây hỏng dây đàn
-Không dùng dầu ăn để tăng độ trơn cho dây đàn : trường hợp này mình cũng nghe kể từ kha khá người , tuy nhiên dầu ăn có tính chất nóng lên chơi nhiều ở tốc độ cao , rất dễ phá hỏng dây đàn , để bôi trơn dây dàn một cách hiệu quả , cácbạn có thể dùng các loại dầu bôi trơn dành riêng cho guitar nhé

- Sau khi chơi xong nên lau nhẹ dây bằng khăn mềm , tránh bụi bẩm bám vào dây ,lâu ngày sẽ ngấm sâu vào trong lõi dây, gây ra sự ăn mòn , nó một phần cũng gây mất thẩm mỹ cho đàn