Bạn nên bắt đầu sử dụng móng tay của bạn khi chúng mọc tới độ dài thích hợp để có thể tạo dáng. Gẩy đàn bằng móng tay đòi hỏi những kỹ thuật khác với việc gẩy đàn bằng ngón tay không có móng. Bằng cách sử dụng móng tay ngay từ lúc bắt đầu tập luyện bàn tay phải, bạn sẽ tránh được những thói quen mà nếu mắc phải thì sau này bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ.
Một tiếng đàn được tạo ra đúng vào lúc dây đàn rời khỏi móng tay của bạn. Điều này xẩy ra dần dần hay đột ngột là một thành tố chủ yếu trong việc tạo ra tiếng đàn.
Hành trình của dây đàn khi rời khỏi móng tay của bạn chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính:
1. Động tác của ngón tay phải của bạn.
2. Hình dạng móng tay của bạn.
3. Tư thế bàn tay phải của bạn – tư thế này được xác định bởi những điều sau:
a. Điểm cánh tay bạn đặt vào đàn.
b. Độ cao của đầu cần đàn.
c. Độ cao của cây đàn so với thân hình của bạn.
d. Tư thế của cây đàn từ bên trái hay bên phải thân hình của bạn.
Bằng cách áp dụng những quy tắc về thao tác và tư thế từ các lesson trước, bạn sẽ tiếp xúc dây đàn với cạnh bên trái móng tay của bạn. Những thí dụ sau minh họa móng tay ảnh hưởng đến tiếng đàn như thế nào:
Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động dần dần của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh dịu dàng và đầy đặn.
Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động đột ngột của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh tươi sáng và trong trẻo.
Đầu móng tay càng nhọn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét