Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Sự ra đời của Guitar điện

Cây guitar điện thủa sơ khai có lẽ đã được tạo ra từ cảm hứng của George Beauchamp (1899-1941) với những cây guitar Hawaii. George vốn là một nhạc công chơi nhạc Hawaii đã cùng với Adoplph Rickenbacker (1886-1939) tạo ra cây guitar điện đầu tiên trên thế giới được đặt tên là “Frying Pan”.
                           
                                                


Tuy vậy, người có công lớn nhất trong việc phát triển guitar điện có lẽ là Les Paul (1915-2009). Là một nhạc sỹ và người chơi nhạc jazz và blues, Paul cảm thấy mệt mỏi với những cây guitar cũ và tự mình chế tạo ra một cây guitar mới theo ý mình. Nhận thấy rằng âm thanh có thể khuếch đại nhờ các thiết bị điện tử, Paul đã làm mỏng hộp âm đi rất nhiều. “The Log”, cây guitar điện đầu tiên của Paul đã không tạo ra được ấn tượng lắm với mọi người xung quanh nhưng đến thập niên 50, thập niên của Rock n Roll thì guitar điện mới thực sự được bùng nổ.


Bên cạnh những nghiên cứu của Paul, Leo Fender (1909-1991) cũng đã có những sáng tạo riêng của mình và góp phần vào việc đưa guitar điện phổ biến rộng hơn. Giờ đây, bất cứ một cậu bé nào có được một cây đàn mang tên Fender đều chắc hẳn sẽ rất sung sướng, đặc biệt là cây Fender Stratocaster.
Người sáng chế ra cây guitar điện Fender huyền thoại … không biết chơi guitar                               



Leo Fender (1909-1991), người cùng với Les Paul đã thực sự mang guitar điện đến với công chúng, người là tác giả của những cây guitar điện huyền thoại mang nhãn hiệu Fender lại không hề biết chơi guitar. Sau cuộc Đại suy thoái ở Mỹ vào đầu thế kỷ XX, ông đang là một kế toán viên và đã bị mất việc “nhờ” cuộc Đại suy thoái này. Leo Fender quyết định mở công ty riêng dựa trên sở thích nghiên cứu đồ điện tử của mình mang tên “Fender Radio and Record Shop” và sau đó trở thành “Fender Musical Instruments Corp.” chuyên nghiên cứu và phát triển radio, bộ khuếch đại (amplifier) và sau đó là các nhạc cụ như chúng ta đã biết.


                                            



Mặc dù là người phát triển thành công cây guitar điện có thân đặc liền khối đầu tiên (cây Telecaster) để mang ra thị trường bán, tiếp theo đó là cây guitar điện có ảnh hưởng nhất trên thế giới (cây Stratocaster), cũng như cây guitar bas có thân đặc liền khối đầu tiên (cây Precision bass), Clarence Leonidas “Leo” Fender hoàn toàn không biết sử dụng các sản phẩm mình làm ra để chơi một bản nhạc ra hồn. Ông chỉ nhìn nó dưới góc độ thuần túy của một kỹ sư, một người nghiên cứu điện tử và do vậy Fender đã phải thường xuyên mang sản phẩm của mình tới mời các nhạc công chơi thử.


Lòng yêu thích môn điện tử của Fender có từ khi ông 14 tuổi. Chú của ông đã tự lắp ráp một chiếc radio từ những mảnh vật liệu cũ và sau đó sửa radio là một trong những niềm vui thích của Fender. Trong suốt quá trình học (để trở thành kế toán), ông vẫn duy trì niềm đam mê này mặc dù không tham gia bất cứ khóa học chính thức nào về các môn liên quan tới điện tử.


Công ty của Fender sau đó đã được CBS mua lại với giá 13 triệu USD năm 1965 nhưng sau đó các nhân viên trong công ty đã quyết định góp tiền vào tự mua lại Fender Musical Instrument Corp. từ tay CBS vào năm 1985. Cũng như Fender, một người Mỹ khác khá nổi tiếng là Laurens Hammond cũng đã tạo ra chiếc đàn organ mang tên mình và là chiếc đàn organ điện tử chơi được các âm thanh phức điệu (polyphonic) đầu tiên trên thế giới nhưng không hề biết chơi nhạc. Ngày nay, cây Stratocaster (còn được gọi là Strat) của Fender vẫn là cây guitar điện nổi tiếng nhất và được nhiều hãng khác copy lại nhất trên thế giới. Wikipedia có liệt kê danh sách những người nổi tiếng sở hữu cây guitar huyền thoại này như là Jeff Beck, Ritchie Blackmore, Eric Clapton, Kurt Cobain, The Edge (of U2), David Gilmour, George Harrison, Jimi Hendrix, Buddy Holly, John Lenon, Pete Townshend, Steve Rai Vaughan cùng nhiều các nhạc sỹ, ca sỹ nổi tiếng khác. (Sưu tầm)

Nhạc cụ Vũ Uyên chuyên mua bán đàn Guitar giá rẻ
Với đội ngũ lành nghề, dầy dặn kinh nghiệm chúng tôi có thể tự tin cam đoan về mặt hàng sản phẩm đàn Guitar Acoustic , đàn Guitar Classic , Guitar Điện , … của Vũ Uyên được nhập khẩu từ Nhật chính gốc hàng chất lượng và uy tín trên thị trường.
Đ/C : 349 Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, TPHCM

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng

                                   Nhạc Cụ Vũ Uyên

Đàn Guitar Nhật - Mua Bán Đàn Guitar Giá Rẻ
Mua bán đàn Guitar Nhật giá rẻ tại nhạc cụ Vũ Uyên gồm đàn Guitar Acoustic, đàn Guitar Classic, đàn Guitar Điện, đàn Piano…nhập khẩu Guitar từ Nhật chất lượng và uy tín trên thị trường.

 Cửa hàng nhạc cụ Vũ Uyên đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt để tri ân quý khách hàng:

      Giảm 15 – 20% giá cho đàn Guitar

 Guitar sinh viên với giá 900.000đ – 1.500.000đ

 Guitar điện giá từ 900.000đ – 2.400.000đ






                                                  Guitar Acoustic YASHIO Y-30
                                                           6,000,000 VNĐ
                                                           5,200,000 VNĐ


                                                  Guitar Acoustic YAMAHA FG-151B
                                                                4,000,000 VNĐ
                                                                3,500,000 VNĐ



                                                 


                                                  Guitar Acoustic MORRIS MD-505
                                                           5,000,000 VNĐ
                                                           4,200,000 VNĐ 


                                                       Guitar Classic ARIA AC-10
                                                              2,900,000 VNĐ
                                                              2,400,000 VNĐ

Và còn rất nhiều sản phẩm khuyến mãi khác.

 Đổi hàng thoải mái nếu không vừa ý hoặc muốn nâng  cấp mà không chịu lỗ


Chúng tôi hy vọng qua website, Quý khách hàng sẽ lựa chọn được các mẫu đàn guitar phù hợp với nhu cầu đam mê âm nhạc của mình trong thời gian ngắn nhất với chi phí phù hợp nhất.

 Nhạc cụ Vũ uyên
Đ/C : 349 Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, TPHCM 

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Phân biệt đàn guitar Trung Quốc



Gần đây, đàn Guitar -made in china ồ ạt tràn sang thị trường Việt Nam với vẻ ngoài cực kỳ bóng bẩy, bắt mắt. Người Tàu quá hiểu rõ tâm lý người Việt Nam chúng ta mà; cái gì cũng muốn ngon-bổ-rẻ mà lại đẹp. Không ai có thể cho bạn được các điều đó ngoại trừ người Trung Quốc.

Đàn Guitar Trung Quốc :
- Đẹp, nhiều mẫu mã, màu sắc, độ tinh xảo cực cao.
- Rẻ : Bạn không thể tin được Trung Quốc có thể sản xuất được đàn cực đẹp chỉ với 11$ mà bạn cứ nghĩ rằng đàn này phải 1 triệu Vnd.
- Âm thanh : Thời gian đầu âm của đàn Tàu rất vang nhưng sẽ xịt dần theo năm tháng.
- Tuổi thọ : Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì suy luận ra tuổi thọ của nó rùi. Một thời gian sau tiếng đàn bắt đầu xịt dần, gỗ sẽ từ từ bong ra và còn nhiều điều khác nữa...
Với tất cả các sản phẩm từ Trung Quốc thì ai cũng hiểu về chất lượng của nó rồi.




Một cây đàn guitar TG

Vậy tại sao rất nhiều người mua đàn Made in China với giá không rẻ tí nào ???
- Thứ nhất : Đẹp
- Thứ hai : Do nhà buôn, các cửa hàng : luôn gợi ý cho khách hàng mua đàn china bởi lợi nhuận cực cao.
- Thứ 3 : Đàn China luôn đội lốt các hãng đàn nổi tiếng nên các bạn bị nhầm tưởng hoặc nếu bạn có hỏi người bán hàng người ta sẽ cố gắng nói tránh đi. Ví dụ như đàn này là đàn từ Đài Loan hoặc người ta sẽ không trả lời là đàn xuất xứ từ đâu mà chỉ nói thương hiệu ABC này là hãng của USA chẳng hạn.
Đặc điểm để nhận biết đàn Trung Quốc :
- Rất đẹp, sơn cực dày,gõ móng tay vào không hề hấn gì thậm gí gãy cả móng tay.
- Độ tinh xảo cao : Các bạn có thể coi các góc cạnh, các chỗ ghép, phím đàn : tất cả đều trơn mịn, hầu như không có lỗi.
- Thường có tên các thương hiệu nổi tiếng ở đầu cần đàn.
Các bạn nên nhớ rằng ở Việt Nam vấn đề bản quyền ko bao giờ được quan tâm vì thế các loại đàn China có mác của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng là chuyện bình thường.
- Những đặc điểm trên là những đặc điểm mà các đàn guitar nước ngoài nổi tiếng hoặc đàn Việt Nam hàng xuất khẩu, hàng kỹ mới có được, loại này rất đắt.

Kiểm tra chất gỗ :- Một cách đơn giản để kiểm tra đàn của bạn có phải là gỗ thật hay gỗ épđó là so sánh vân gỗ ở mặt trong và mặt ngoài. Nếu như vân khớp nhau thì khả năng cao đó là gỗ thịt, còn lệch nhau là gỗ ép hoặc gỗ dán.
Nếu bạn ở Việt Nam bạn nên chọn đàn gì ?
- Đừng bao giờ đụng vào hàng Tàu.
- Nên chọn đàn made in Việt Nam : Vì trình độ làm đàn của Việt Nam không thua kém gì các loại đàn khác trên thế giới. Đàn Việt Nam thậm chí được xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài. Điều đặc biệt là gỗ làm đàn Việt Nam rất tốt, phù hợp với khí hậu nóng ấm, giá cả lại phải chăng.
- Nếu bạn có nhiều tiền có thể mua đàn của nước ngoài. Hiện tại rất ít cửa hàng nhập loại này về vì đắt mà bán được ít, vì thế đàn loại này chủ yếu là hàng xách tay, phải gặp mới mua được.
Sưu tầm trên vnguitar.net


Nhạc Cụ Vũ Uyên


 Với đội ngũ lành nghề, dầy dặn kinh nghiệm chúng tôi có thể tự tin cam đoan về mặt hàng sản phẩm đàn Guitar Acoustic, đàn Guitar Classic, Guitar Điện, … của Vũ Uyên

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Guitar classic



Guitar Classic là một khái niệm để phân biệt các loại đàn Guitar – Guitar Classic, Plectrum Guitar (Acoustic Guitar), Flamenco Guitar, Electric Guitar dựa trên:

1. Loại dây đàn: mỗi loại đàn Guitar đều sử dụng một loại dây chuyên biệt được thiết kế riêng để phù hợp với công năng từng loại. Classic Guitar và Flamenco Guitar sử dụng dây Nylon (với 3 dây Bass bọc sợi kim loại), còn Acoustic Guitar và Electric Guitar sử dụng dây kim loại.


2. Kỹ thuật đặc trưng: sự phát triển của âm nhạc qua các thời kì chính là động lực để kỹ thuật chơi đàn phát triển, những đặc trưng về kỹ thuật ngón cũng như đòi hỏi về tiếng đàn cũng như âm nhạc ở từng thể loại nhạc cũng khiến cây đàn chia ra làm nhiều loại để chuyên môn hóa dòng nhạc. Với âm nhạc cổ điển, Classic Guitar phù hợp hơn cả – và nhu cầu về không gian Acoustic (không thiết bị âm thanh hỗ trợ) khiến các nghệ nhân làm đàn luôn tìm tòi để biến Guitar thành một nhạc cụ có thể chơi thính phòng với âm lượng ngày càng lớn hơn, tiếng đàn ngày càng đẹp hơn. Với nhạc Folk, Country, Jazz thì Acoustic Guitar phù hợp hơn cả, tương tự với nhạc Pop/Rock với Electric Guitar … Cũng bởi chính các dòng nhạc đặc trưng của từng loại đàn mà kỹ thuật để chơi chúng cũng có những đặc trưng riêng, nhạc cổ điển với sự phức tạp trong hòa thanh, bè phối, cũng như những đòi hỏi khắt khe về tiếng đàn khiến Classic Guitar đặc trưng ở kỹ thuật gảy ngón tay phải (rest stroke, free stroke, arpeggio, tremolo … ) cũng như cách để móng tay… Các dòng Folk, Country, Jazz, Pop/Rock đòi hỏi Acoustic Guitar hay Electric Guitar ở vai trò tiết tấu hay lead nên không đòi hỏi sự phối hợp ngón phức tạp như ở Classic Guitar, kỹ thuật đặc trưng ở đây là kỹ thuật sử dụng móng gảy (Struming, Finger Picking, Sweep Picking… ) hay các kỹ thuật ngón như Tapping …




3. Hình dạng, cấu trúc và nguyên liệu: yếu tố thể loại âm nhạc và kỹ thuật đặc trưng ảnh hưởng lớn tới hình dạng, cấu trúc và nguyên liệu từng loại đàn. Classic Guitar – để đảm bảo tiêu chuẩn chơi nhạc cổ điển trong không gian thính phòng (về tiếng đàn và âm lượng – không dùng amplifier), trải qua nhiều thế kỉ, các nghệ nhân làm đàn đã tìm ra hình dạng phù hợp nhất (như ta thấy ngày nay), cũng như liên tục cải tiến, tối ưu tiếng đàn, âm lượng bằng cách phát kiến về cấu trúc và nguyên liệu làm đàn.



Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Guitar bass



Guitar đệm có nguồn gốc từ cây đàn contrabass, chịu trách nhiệm bè trầm, nối kết giữa trống và guitar lại với nhau tạo nên một hoà âm hoàn chỉnh. 

Dựa trên hình mẫu của cây guitar điện, người ta bắt đầu tạo ra cây guitar bass gồm 4 dây (E, A, D, G) bằng kim loại, cần đàn được chia thành các ngăn (từ 22-24 ngăn) với thùng đàn đặc và bộ phận khuyếch âm. Đến năm 1967 thì cây guitar bass 5 dây và 6 dây cũng ra đời và, cho đến nay, đã có loại guitar bass 7 dây. Tuy nhiên về cấu tạo thì hầu như không có gì thay đổi nữa. Bass điện cũng sử dụng nhứng đồ nghề giống như guitar điện.
 



Guitar bass thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Nhạc cụ này có chiều dài 1,1 m, được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp như gỗ, kim loại và plastic. Guitar bass do Leo Fender thiết kế lần đầu vào năm 1951. Người ta có thể tạo ra những âm thanh khác nhau cho từng nốt trên nhạc cụ này bằng cách sử dụng ampli, fuzz box, hệ thống echo và nhiều loại thiết bị nhỏ khác.

Guitar bass có âm vực thấp hơn guitar điện. Nhạc cụ này có hai vai trò quan trọng trong dàn nhạc: phát ra những nốt trầm để hỗ trợ giai điệu chính, và cùng với trống, nó giữ nhịp để giúp những nhạc cụ khác chơi đúng nhịp điệu chung của ban nhạc. 

Ngày nay, cây guitar bass 4 dây xuất hiện phổ biến ở các dòng nhạc jazz, blues, rock và bán cổ điển.





Nhạc Cụ Vũ Uyên
                                                      Chuyên Mua bán đàn guitar giá rẻ
Với đội ngũ lành nghề, dầy dặn kinh nghiệm chúng tôi có thể tự tin cam đoan về mặt hàng sản phẩm đàn Guitar Acoustic, đàn Guitar Classic, Guitar Điện, … của Vũ Uyên được nhập khẩu từ Nhật chính gốc hàng chất lượng và uy tín trên thị trường.


Đ/C : 349 Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, TPHCM

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

TÌM HIỂU VỀ GUITAR ĐIỆN

Nguyên lý họat động của đàn Guitar điện

Bộ phận tryền âm chuyển hóa năng lượng từ dây đàn thành âm thanh như thế nào?

1. Sự tác động của người chơi sẽ khiến dây đàn kim loại rung lên

Bộ phận truyền âm với 6 miếng nam châm nằm dưới 6 dây đàn.

2. Rung động của dây đàn tác động tới từ trường của miếng nam châm

3. Sự nhiễu từ tạo ra dòng điện trong cuộn dây quanh nam châm

Bộ phận “cầu” đàn

4. Dòng điện đi qua bộ phận điều khiển âm thanh và âm lượng

5. Bộ phận điều khiển này cho phép người chơi có thể tùy biến dòng điện và thay đổi âm thanh và âm lượng cần thiết

6. Tín hiệu cuối cùng đi qua máy khuếch đại để đạt được mức độ cần thiết khi phát ra loa


Đàn guitar thường sử dụng 6 dây với độ mỏng của dây và độ căng khác nhau nhằm tạo ra các cung bậc khác nhau. Khi chơi cùng nhau, chúng tạo ra một tập hợp những nốt nhạc được gọi là hợp âm. Bản thân dây đàn không tự tạo ra âm lượng đủ lớn, vì thế âm thanh cần phải được khuếch đại. Với cây đàn guitar thùng, rung động của dây đàn sẽ khiến không khí trong thùng đàn rỗng rung động và tạo ra âm thanh lớn. Guitar điện khuyếch đại âm thanh theo cách khác. Rung động của dây đàn được chuyển hóa thành tín hiệu điện qua một bộ phận gọi là truyền âm. Loa phóng thanh tiếp tục biến năng lượng điện thành sóng âm. Cây guitar điện đầu tiên (gọi là Vivi-tone) ra đời năm 1933 nhưng không được đón nhận. Đến thập niên 1950, khi âm nhạc phổ thông phát triển mạnh thì guitar điện mới được sử dụng rộng rãi. Những cây guitar điện như Gibson Les Paul hay Fender Stratocaster bán chạy vì chúng tạo ra âm thanh được xem là hay nhất. Một số cây guitar điện hiện đại còn được dùng để điều chỉnh nhạc cụ điện tử (synthesizer) cho phép tạo ra màu sắc riêng độc đáo cho âm thanh.

 Nốt trầm và sự rung động

Khi dây đàn được đánh lên, nó rung động rất nhanh. Tốc độ rung động này được gọi là tần số rung động của dây đàn. Tần số khác nhau tạo ra các nốt nhạc khác nhau, nó cũng phụ thuộc vào sự dày mỏng, độ dài và lực căng của dây đàn. Dây càng mỏng, rung động càng nhẹ và tạo ra nốt nhạc nhẹ.

 Dây đàn guitar đang rung

Âm thanh của mọi cây đàn guitar đều phụ thuộc vào sự điều chỉnh độ rung của dây đàn. Công việc lên dây đàn chính là điều chỉnh độ căng của dây đàn. Những nốt nhạc khác nhau được tạo ra trên một dây đàn bằng cách bấm vào phím trên cần đàn.



Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

TÌM HIỂU THÊM VỀ Guitar Acoustic


Guitar Acoustic
 Nhạc acoustic là thể loại nhạc chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng các nhạc cụ mộc hoặc cổ điển, trái ngược với việc sử dụng các nhạc cụ điện tử trong các bản nhạc hoặc ca khúc electro. Việc sử dụng từ mới (acoustic) này xuất hiện sau sự ra đời của các nhạc cụ điện tử, như là đàn guitar điện, violon điện, organ điện và đa nhạc cụ (synthesizer).[1]
Đàn Guitar Acoustic là loại đàn thường dùng để đệm hát, âm thanh đàn thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang.
Đàn dùng dây kim loại là đàn Guitar Acoustic
Loại dây kim loại mang đến cho đàn âm thanh đanh, vang phù hợp với đệm hát và đánh hợp âm.

Dây của đàn Acoustic được quấn trên trục lõi sắt nhỏ nằm dựng đứng của cần đàn.
- Phím đàn:  Guitar Acoustic thường có 14 phím đàn.
- Cần đàn: Guitar Classic thường có cần đàn to hơn Guitar Acoustic.
- Thùng đàn: Guitar Acoustic thường có thùng đàn khuyết.


TÌM HIỂU THÊM VỀ
Mua bán đàn guitar giá rẻ – Guitar Acoustic – Guitar Classic – Guitar Điện