Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Gảy đàn bằng móng tay

Bạn nên bắt đầu sử dụng móng tay của bạn khi chúng mọc tới độ dài thích hợp để có thể tạo dáng. Gẩy đàn bằng móng tay đòi hỏi những kỹ thuật khác với việc gẩy đàn bằng ngón tay không có móng. Bằng cách sử dụng móng tay ngay từ lúc bắt đầu tập luyện bàn tay phải, bạn sẽ tránh được những thói quen mà nếu mắc phải thì sau này bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ.
Một tiếng đàn được tạo ra đúng vào lúc dây đàn rời khỏi móng tay của bạn. Điều này xẩy ra dần dần hay đột ngột là một thành tố chủ yếu trong việc tạo ra tiếng đàn.
Hành trình của dây đàn khi rời khỏi móng tay của bạn chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính:
1. Động tác của ngón tay phải của bạn.
2. Hình dạng móng tay của bạn.
3. Tư thế bàn tay phải của bạn – tư thế này được xác định bởi những điều sau:
a. Điểm cánh tay bạn đặt vào đàn.
b. Độ cao của đầu cần đàn.
c. Độ cao của cây đàn so với thân hình của bạn.
d. Tư thế của cây đàn từ bên trái hay bên phải thân hình của bạn.
Bằng cách áp dụng những quy tắc về thao tác và tư thế từ các lesson trước, bạn sẽ tiếp xúc dây đàn với cạnh bên trái móng tay của bạn. Những thí dụ sau minh họa móng tay ảnh hưởng đến tiếng đàn như thế nào:
Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động dần dần của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh dịu dàng và đầy đặn.
Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động đột ngột của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh tươi sáng và trong trẻo.
Đầu móng tay càng nhọn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Những buớc cơ bản để tự học guitar thành công


Tự hoc guitar là phương pháp của khá nhiều bạn học sinh, sinh viên. Sau đây là những buớc học guitar cơ bản giúp bạn tự học đàn có hiệu quả.

                         

Đầu tiên các bạn hãy làm quen với cây đàn guitar , được học tư thế và cách cầm đàn
- Dây đàn được đánh số thứ tự từ 1 đến 6 từ dưới lên
- Trên bàn tay phải, ngón cái = p , ngón trỏ = i , ngón giữa = m , ngón áp úp = a
- Ngón p dùng để gẩy 3 dây bass 4, 5 ,6 , ngón i dây 3 , ngón m dây 2 và a dây 1
Tiếp đến là  bài tập " Rải dây " và " Bấm nốt "
- Rải dây : thả lỏng tay phải , dùng lực ngón tay rải lần lượt từ dây 6 xuống dây 1 và ngược lại , lưu y chỉ dùng lực ngón tay , phần từ cổ tay trở lên cánh tay cố định
- Bấm nốt : dùng lần lượt ngón 1 , 2 ,3 ,4 bấm vào các ngăn 1 2 3 4 của các dây lần lượt từ 1 đến 6
Cuối cùng là làm quen với 4 hợp âm chính trên cây đàn guitar
- Trên bàn tay trái, dùng các ngón 1 ( ngón trỏ ) , ngón 2 ( ngón giữa ) , ngón 3 ( ngón áp út ) , ngón 4 ( ngón út ) bấm vào các dây trên cần đàn theo hình sau
- Bài tập bấm hợp âm ( gam ) đạt yêu cầu khi dùng ngón p rải lần lượt cả 6 dây mà không có dây nào bị rung hoặc tịt nốt

* thứ tự dây đàn từ trên xuống dưới là 1 2 3 4 5 6
•           Đô trưởng ( C )
•           La thứ ( Am )
•           Rê thứ ( Dm )
•           Sol trưởng ( G ) (chú ý số 2 ở trên nghĩa là ngăn 2 của cần đàn )
Để việc học tập có hiệu quả các bạn nên dành thời gian hàng ngày để tập các bài tập trên thật nhuần nhuyễn. Nhưng lời khuyên tốt nhất là bạn nên tìm cho mình một nguời thầy thì việc học đàn sẽ có kết quả tốt hơn.





Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Những nguyên tắc tạo ra tiếng đàn

Cho dù tiếng đàn căn bản của mỗi người có khác biệt, đa số những người chơi guitar đều đồng ý về những tính chất quan trọng nhất của nó. Đầy đặn, có chiều sâu và ấm áp là những đặc tính được quan tâm nhất – tiếng đàn mỏng , nông và sắc không được coi trọng bằng.


Chất lượng và sức mạnh tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào 3 nguyên tắc sau:

- Nhận thức của bạn về tiếng đàn: Tiếng đàn bạn tạo ra phản ánh nhận thức của bạn về tiếng đàn hay. Bạn phát triển nhận thức này bằng cách lắng nghe một cách có phê phán tiếng đàn của chính bạn và của người khác. Bạn cũng sẽ củng cố thêm nhận thức này khi bạn học cách để móng tay cho đúng cùng những động tác của các ngón tay gảy đàn.

- Tình trạng và cách sử dụng móng tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào cả tình trạng móng tay của bạn lẫn việc bạn sử dụng những móng tay đó như thế nào.

- Sự tiếp xúc và động tác các ngón tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào việc các ngón tay phải của bạn tiếp xúc với dây đàn như thế nào, và hướng di chuyển cũng như lực bạn dùng khi gẩy dây đàn.
a. Phần bên trái của đầu ngón tay cùng cạnh móng tay phải được tựa chặt vào dây đàn thời điểm ngay trước khi bạn gẩy dây đàn đó.
b. Động tác gẩy đàn phải vừa đủ mạnh để làm cho dây đàn võng xéo vào phía trong khi gẩy đàn. Các ngón tay của bạn không bị sức căng của dây đàn làm chệch hướng.


Ba nguyên tắc trên có tương quan qua lại với nhau. Bạn sẽ bắt đầu với hình dạng cơ bản của móng tay cho phép bạn bắt đầu tập luyện bàn tay phải. Khi bạn đã nắm vững các tư thế và động tác chính xác, bạn sẽ dần dần điều chỉnh hình dạng móng tay của bạn cho phù hợp hơn. Thông qua quá trình này, bạn sẽ được hướng dẫn bởi tiếng đàn mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, nhận thức của bạn cũng chịu ảnh hưởng bới hai nguyên tắc còn lại – khi bạn điều chỉnh động tác cũng như hình dạng móng tay, bạn đồng thời điều chỉnh nhận thức của bạn về một tiếng đàn hay.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Tìm hiều về "phách"

Có lẽ một trong những khái niệm nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại dễ gây bối rối nhất là nhịp và số nhịp. Trong âm nhạc, một ô nhịp là khoảng cách giữa hai vạch nhịp. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.
Các nhịp thường thấy là 2/4,3/4 và 4/4. Số trên cùng (tỉ số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một ô nhịp nói nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách.
Có Phách nặng và Phách nhẹ. Phách nặng phách nhẹ khiến cho ta phân biệt được điệu nhạc.
Ví dụ điệu Valse có nhịp là 3/4. Có nghĩa là trong một khuôn có 3 phách. Ở đây có một phách NẶNG và hai phách NHẸ. Được xếp theo: 1 nặng, 2 nhẹ, 3 nhẹ.
Ta nghe thì sẽ thấy như sau: Xình chát chát – xình chát chát – xình chát chát.
Điệu Tango có nhịp 4/4. Có 4 phách. Xếp theo: 1 nhẹ, 2 nhẹ, 3 nhẹ, 4 nặng. Giữa phách 3 và phách 4 có thêm một phách phụ.
Ta nghe thấy như sau: CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH – CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH
Chúng ta nhắc về phách ở đây vì khi đệm hát và đặc biệt là đệm cho người khác nhảy phách rất quan trọng. Nhớ lại về hợp âm, để hiểu rõ về hợp âm 3 và công thức 1-3-5.
Coi lại phần 16, bạn sẽ thấy là bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm. Đây chính là liên quan đến Phách. Bởi vì khi một chủ âm có 3 nốt chính (như gam La thứ – Am là: La, Đô, Mí) thì những phách mạnh của những nốt đầu bài hát hay cuối bài hát thường rơi vào đúng 3 nốt chính của chủ âm đấy.
Ta có hai trường hợp:
Chủ âm là thứ: Nhiều bài hát Việt Nam, nốt đầu lại rơi vào đúng nốt 1 của chủ âm. Có nghĩa là nếu chủ âm là La thứ Am (A-C-E) thì nốt đầu tiên của bản nhạc rất có thể là A.
Một số it bài khác rơi vào nốt thứ 5. Nếu vậy, như trên nốt đầu có thể sẽ là E. Thông thường những bài trong trường hợp nốt thứ 5 là những đoạn mở đầu cao rồi rơi xuống thấp. Nói chung chỗ này bạn cần kinh nghiệm và có một chút chú ý.
Chủ âm là trưởng: Nhiều bài hát Việt Nam, nốt đầu lại rơi vào đúng nốt 5 của chủ âm. Có nghĩa là nếu chủ âm là Do (C-E-G) thì nốt đầu tiên của bản nhạc rất có thể là G.

Nhạc cụ Vũ Uyên - Mua bán đàn guitar giá rẻ - Guitar Acoustic - Guitar classic - Guitar điện

Khac laser kim loai , Cat laser gia cong gia re , Cat cnc go mdf , Lam bang hieu , Lam vach ngan trang tri ; Mang pe ; Bang keo ; Dich vu bao ve tphcm ; Bao ve chuyen nghiep
Hut ham cau go vap , Thong cong nghet quan 10 , Thong cong nghet , Rut ham cau quan 1 , Rut ham cau quan 2 , Rut ham cau quan 3 , Hut ham cau quan 7 , Hut ham cau tan binh , Thong cong nghet thu duc , Thong cong nghet quan 11 , Hut ham cau binh thanhHut ham cau quan hoc mon , Hut ham cau quan tan phu , Thong cong nghet quan 8 ,Thong cong nghet quan 9 ,Rut ham cau quan 4 , Rut ham cau quan 5 , Rut ham cau quan 6 ,Hut ham cau , Rut ham cau

 Nha khoa tp vinh , Lam rang su tp vinh , Tay trang rang tp vinh , Nieng rang tp vinh , Trong rang implant tp vinh , Phau thuat ham ho tp vinh ; Nha khoa nghe an
Day nghe toc ; Day trang diem chuyen nghiep ; Hoc nails ; Nha phan phoi son mykolor ; nha phan phoi son kova ;nha phan phoi son sura 
Muaban nha dat quan 12 ; Ban dat can giuoc ; Ban nha can giuoc 
Sofa gia re ; Sofa phong khach ; Ghe sofa dep ; Ghế sofa giá rẻ ; Spa yen van ; Quan hai san quan tan phu ; salon toc go vap ; Uon toc dep nhat tphcm

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Nguyên tắc cơ bản khi chơi guitar - Nguyên tắc tay phải

1. Tìm xem bài nhạc thuộc nhịp gì ?:

Nhìn vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v…

Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp.

Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16 v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn . Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v…

Như vậy, nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 nốt đen , 9/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 9 nốt móc đơn và 12/8 sẽ có 12 móc đơn trong 1 ô nhịp. Tuy nhiên trong thực tế thì không ai đập nhịp hết 6, 9, hay 12 lần trong mỗi ô nhịp vì như vậy sẽ … mỏi tay và rả chân lắm! Do đó người ta chỉ lấy tay đánh nhịp 2, 3 hay 4 lần trong mỗi ô nhịp mà thôi. Những bài nhạc có số 2,3,4 ( như 2/4 , 3/8 , 4/4 ) đều thuộc loại này và được gọi chung là “nhịp đơn”

Với những bài mà số nhịp có tử số lớn hơn 2,3 hay 4 ( như 6/8, 9/8 , 12/8) thì đây là những “nhịp kép”, và muốn tìm “nhịp đơn tương ứng” thì dùng luật “trên chia 3, dưới chia 2” . Thí dụ, với nhịp 6 / 8 thì 6 chia 3 bằng 2 >>> 2 phách , và 8 chia 2 bằng 4 >>> nốt đen. Bài này có 2 phách, mỗi phách có giá trị 1 nốt “đen chấm” ( 1 đen + 1 móc đơn hay bằng 3 nốt móc đơn) . Chỉ để ý đến tử số thì bài nhạc 6/8 thuộc nhịp 2, và tương tự 9/8 thuộc nhịp 3 , 12/8 thuộc nhịp 4 phách

Tóm tắt : Bước đầu tiên là cần tìm xem bài nhạc (hay đoạn nhạc) thuộc nhịp 2, 3, hay 4.


2. Ðịnh số lần “khảy” trong 1 ô nhịp

Khi dùng tay mặt để đàn, ta có thể “khảy “đàn bằng 1 ngón (cái, trỏ, giữa hoặc áp út : p – i – m – a) hoặc đánh trải một nhóm nốt. Hãy tạm thời gọi mỗi lần đàn như vậy là 1 “khảy” (stroke) .

Với một bài thuộc nhịp 2 thì ta có thể đàn 2 “khảy” trong mỗi ô nhịp. Thí dụ như trong khi tay trái bấm một hợp âm (C) thì tay mặt có thể đàn vài cách như sau:

a) trải – trải ( dùng ngón cái đánh trải 2 lần)

b) cái – trải ( dùng ngón cái đánh nốt bậc 1 của hợp âm – rồi sau đó đánh trải

c) p – ima ( sau khi đàn phách 1 bằng ngón cái , đàn tiếp dây 1,2,3 bằng 3 ngón trỏ, giữa, áp út)

Nếu đàn môt cách từ đầu đến cuối mà không thay đổi như vậy thì nghe cũng chán, do đó bạn có thể tăng số “khảy” trong 1 ô nhịp lên gấp đôi ( nhân hai) để “khảy” 4 lần trong mỗi ô nhịp và đệm tay mặt như sau:

a) p – i – m – a

b) p – i – ma – i

c) p – ima – ima – ima

Tương tự, bạn có thể tăng số “khảy” trong mỗi ô nhịp lên gấp ba ( nhân 3) để “khảy” 6 lần trong mỗi ô nhịp và đệm như sau:

a) p – i – m – a – m – i

Tóm tắt: với một bài nhịp hai, bạn có thể “khảy” 2 , 4 hay 6 lần trong một ô nhịp . Tương tự, với nhịp ba thì có thể khảy 3,6,9 lần trong 1 ô nhịp, và với nhịp 4 thì có thể khảy 4,8,12 lần

Những bài nhịp 2 thường là những hành khúc và lối đệm tay mặt rất giản dị như đã trình bày ở thí dụ trên

Những bài nhịp 3 thuộc loại luân vũ (valse) và cách đệm tay mặt cũng rất giản dị như ta sẽ thấy trong thí dụ phần đệm cho bài THU VÀNG của Cung Tiến sẽ trình bày sau

Những bài thuộc nhịp 4 rất đa dạng và gồm hầu hết những thể loại thông dụng mà ta sẽ lần lượt bàn đến trong những bài kế tiếp.

Ðể kết thúc bài đầu tiên trong phần kỹ thuật tay mặt này, tóm tắt thì bạn cần nhớ các điểm sau đây:

1. Trước khi đệm, hãy nhìn xem bài nhạc thuộc nhịp 2, 3 hay 4

2. Mỗi nhịp sẽ có 3 cách đệm từ chậm đến nhanh ( không đổi, nhân 2, nhân 3) với số “khảy” trong mỗi ô nhịp tăng từ bằng số phách (không đổi) lên gấp đôi (nhân 2) hoặc gấp ba (nhân 3)

3. Khi đệm một bài nhạc thì cần thay đổi lối đệm theo 1 trong 3 cách nói trên cho linh động. Thường nên bắt đầu bài với cách chậm (không đổi) rồi dần dần đổi lên nhanh hơn ( nhân 2 hoặc nhân 3) khi qua điệp khúc và trở lại chậm để hết.
                                                                                                                                                    (Sưu tầm)
(Sưu tầm)

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

9 buớc để học chơi guitar thành công

Hiện nay, viêc học đàn guitar khá dễ dàng, bạn có thể học thầy, học bạn bè hay học các clip hướng dẫn online, hay thậm chí có bạn sáng ý cũng có thể cố gắng mày mò từ sách vỡ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn luyện tập không hiệu quả  mặc dù tiêu chí luyện tập thật nhiều được hoạch định ra khá rõ ràng.
Sau đây là 9 bước cơ bản giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và cách học guitar hiệu quả hơn:

Bước 1 : Chăm chỉ luyện tập

Bạn nên tập trung luyện tập với cường độ thời gian lớn, luyện tập liên tục và không nên nghỉ giữa chừng. Bình thường nên bỏ ra khoảng 3h mỗi ngày dành cho việc luyện tập và chỉ dành ra 1 phút để nghỉ để tăng độ dai sức cho tay.

Bước 2 : Học vững lý thuyết cơ bản

Hãy dành thời gian để đọc lại và bổ sung các kiến thức  lý thuyết về guitar nói riêng và kiến thức về âm nhạc nói chung. Điều này sẽ giúp bạn có sự am hiểu và cập nhật hơn về lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật và tiến tới học guitar một cách dễ dàng hơn

Bước 3 : Luyện tập kỹ thuật đàn

Hammer on, pull off, bend, slide, sweep, shred, slide,vv, tất cả đều là những kĩ thuật cần thiết cho một guitarist chuyên nghiệp. Hãy luyện kĩ thuật hàng ngày, và dành nhiều thời gian luyện tập thành thạo từng kỹ thuật, đừng nên dàn trải ra nhiều kỹ thuật như vậy việc luyện tập của bạn sẽ không hiệu quả. Nên dành thời gian ôn lại các kỹ thuật đã từng luyện tập để tránh việc bị quên


Bước 4: Chạy gam và thang âm

Hãy chạy từ những gam đơn giản như trưởng, thứ, ngoài ra thì bạn có thể chạy thêm những thang âm khác như ngũ cung hay thang âm dân ca.
Rất nhiều người chơi không thích chạy gam hay thang âm mà thích đánh những câu lick hay riff nổi tiếng hơn. Đó là một quan niệm sai lầm. Gam hay thang âm không chỉ giúp bạn nhớ được những nốt cần đánh khi solo, những hợp âm cần dùng khi đệm, mà nó còn giúp bạn tạo được cảm giác trên cần đàn. Với những câu chạy ngón tốc độ cao, chạy gam sẽ giúp bạn lướt phím tốt hơn rất nhiều.

Bước 5: Sử dụng Metronome khi tập

Metronome không chỉ cho bạn biết bạn chơi đúng tốc độ và tiết tấu hay không, nó còn tăng khả năng cảm nhịp và tốc độ của bạn. Nếu bạn đã quen với việc chơi với metronome, thì sau này khi đánh band bạn sẽ không gặp vất vả làm quen với nhịp trống nữa.

Bước 6: Cần  biết mình thích gì

Hãy chọn cho mình một thể loại nhạc và dành thời gian tập trung luyện tập thể loại nhạc đó. Việc lựa chọn cho mình một thể loại nhạc riêng sẽ giúp bạn mua cho mình cây đàn guitar và các phụ kiện hỗ trợ tốt hơn. Bởi vì, khi ôm đồm quá nhiều thứ mà không biết mình thích gì, không biết mình hợp thể loại nhạc nào, nhạc cổ điển, nhạc hiện đại hay đệm hát…Điều này rất nguy hiểm vì như vậy việc luyện tập của bạn bị lan man, không tập trung và không hiệu quả.

Bước 7: Tìm cho mình một thần tượng


Thần tượng của bạn không cần phải là một người nổi tiếng mà chỉ đơn giản là bậc thầy hay các đàn anh, bạn bè, người mà bạn thấy học chơi đàn rất hay, hợp với phong cách của mình, chơi tốt hơn mình. Vì việc tìm riêng cho mình một thần tượng sẽ giúp bạn có một mục tiêu phấn đấu, tạo cảm hứng để bạn hăng say luyện tập.

Bước 8: Đừng tự ti và đừng bỏ cuộc

Không nên tự ti về bản thân khi hiên tại mình luyện tập mất nhiều thời gian mà vẫn chưa chơi tốt. Hãy đọc và áp dụng 7 bước trên, sốc lại tinh thần và quyết tâm luyện tập.  Phải nghĩ rằng nhất định bạn sẽ làm được.

Bước 9: Dũng cảm thể hiện mình

Hãy tự tin thể hiện mình khi có cơ hội, đặc biệt khi có cơ hội được đứng trên sân khấu, khi chơi đàn cùng với band nhạc hoặc jam…

Khi đó bạn sẽ nhận ra những thiếu khuyết của mình để kịp thời bổ sung. Hãy thể hiện phong cách chơi đàn của chính mình, thể hiện tốt được cảm xúc của mình, thoải mái và hết mình nhé.

(Sưu tầm)

Tác dụng tích cực của âm nhạc với sự phát triển của trẻ

Trẻ được nghe nhạc đều đặn sẽ giỏi môn toán cao cấp sau này, nghiên cứu của nhà tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw, ĐH California- Irvine, Hoa Kỳ.
Lợi ích của âm nhạc không chỉ giới hạn đối với những trẻ sơ sinh. Trong thời gian sau đó, âm nhạc có thể phục vụ như là một phần cuộc sống của đứa trẻ.
Hãy cho trẻ nghe nhạc ít nhất ba lần trong ngày. Vào buổi sáng khi trẻ thức dậy, khi đi ngủ trưa và khi đi ngủ buổi tối như là một bài hát ru.
Cho trẻ nghe nhạc sau thời kỳ sơ sinh cũng có tác dụng ấn tượng đối với trí thông minh và kỹ năng của trẻ.
Nghe nhạc không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần và phát triển não bộ hoặc nhận thức.
Dựa trên nghiên cứu, một số chuyên gia cho rằng đã có các bằng chứng cho thấy nghe nhạc đem lại những lợi ích cho trẻ em như sau:
1. Nâng cao kỹ năng vận động
Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn.
Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.
2. Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Theo Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sau đó ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của cuốn sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên những khoảnh khắc”.
Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
3. Có hệ tiêu hóa tốt hơn
Những em bé được tiếp xúc với âm nhạc sẽ có thể tiêu hóa tốt hơn vì có cảm giác thư giãn trong và sau khi nghe nhạc. Tác động của nó là hiệu quả trao đổi chất và cuối cùng là sự gia tăng trọng lượng diễn ra tốt hơn.
4. Cải thiện kỹ năng toán học
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California- Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp.
Tương tự như vậy với khả năng trong lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học. Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc.
Theo Dạ Mai – VTC News